Tây Hòa: Khởi nghiệp từ trồng rừng, nuôi ốc nhồi và nghề làm than củi

Thứ tư - 10/08/2022 23:02
Đến thôn Quảng Mỹ, xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, ai cũng đều biết tên anh Trần Văn Điện. Sau hơn 20 năm bám trụ nơi đất rừng hoang vu để mưu sinh bằng nghề trồng rừng, gần 3 năm nay anh Điện lại có thêm nghề nuôi ốc bươu đen và nghề làm than củi...
Trao đổi và tiếp chuyện với chúng tôi anh Điện bộc bạch tâm sự: anh sinh ra trong gia đình nông dân với gia thế hoàn cảnh rất khó khăn, cha anh suốt ngày đêm bám đồng đất ở làng quê này để thực hiện ước là trồng được rừng. Giữa thời buổi cày cuốc thủ công, giao thông cách trở, nhưng cha anh bằng sức lao động bền bỉ đã tạo lập vườn rừng 7 ha kết hợp chăn nuôi bò ông là một trong số hàng chục người được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh “Nông dân sản xuất giỏi” toàn quốc vào năm 1995”.  Đến năm 1997, cha anh mất do lâm bệnh nặng, lúc đó Trần Văn Điện chỉ mới 16 tuổi, phải bỏ học để theo người thân mưu sinh nhiều nơi. Trong thời gian 4 năm đi học hỏi và tìm hiểu các mô hình kinh tế vườn rừng ở một số nơi, cuối năm 2002, anh quyết định trở về quê nhà đi lên từ  “chân đất”.

anh 1anh tran van dien dung ben dam rung keo lai cua minh do chinh anh trong
 Anh Trần Văn Điện đứng bên đám rừng keo lai của mình do chính anh trồng

Anh Điện chia sẻ: “Để có tiền đầu tư mở rộng vườn rừng, tôi tính toán phương thức lấy ngắn, nuôi dài, khai hoang đến đâu cày xới đến đó rồi tranh thủ độ màu mỡ của đất để trồng ngô, sắn, mía…, trước khi trồng rừng. Nguồn tiền thu từ nông sản, tôi mua gỗ keo của người dân để bán cho các doanh nghiệp và thương lái sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu gỗ rồi mua thêm đất đã khai hoang của nhiều người dân địa phương để trồng rừng”.
 
anh 6anh tran van dien tu ben phai qua dang huong dan cong nhan xu ly than cui chon loc de xuat banAnh Trần Văn Điện từ bên phải qua đang hướng dẫn công nhân xử lý than củi chọn lọc để xuất bán

Bằng giải pháp đó, đến năm 2007, anh Điện đã sở hữu hơn 100 ha rừng trồng. Giữa lúc rừng trồng tạo được nguồn thu tiền hàng trăm triệu mỗi năm thì cơn bão số 12 vào cuối năm 2017 cuốn đổ hàng trăm ngàn cây keo, bạch đàn, xà cừ…, anh phải thuê nhân công tận thu cây đổ với chi phí khá cao, nhưng các doanh nghiệp chế biến gỗ giảm giá mua mỗi tấn từ 1,2 triệu đồng xuống 800.000 đồng, thậm chí một khối lượng lớn gỗ bạch đàn không ai mua. Sau nhiều ngày đêm trăn trở suy nghỉ và tính toán thật kỹ lưỡng, anh Điện quyết tìm ra giải pháp “biến lỗ thành lãi” khi xác lập kế hoạch sản xuất than củi từ nguồn gỗ rừng trồng. Bằng những thông tin tra cứu trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet và sự hỗ trợ kỹ thuật của bạn bè ở Hậu Giang, anh Điện lập thủ tục đầu tư 250 triệu đồng để xây lắp bảy lò đốt có tổng công suất mỗi tháng 130 - 150 tấn sản phẩm than củi. Hệ thống lò đốt này không chỉ “tiêu thụ” một khối lượng lớn cây gỗ tận thu do đổ, ngã, hư hỏng mà giá bán than củi từ mỗi tấn gỗ keo lên đến 1,4 - 1,6 triệu đồng. Anh Điện cho biết thêm: Cứ một năm bình quân đốt than củi được 20 lò sau khi trừ chi phí anh thu được hơn 600 triệu đồng mỗi năm, ngoài ra anh còn xuất than qua Hàn Quốc theo đường cảng biển PUSAN theo đơn đặt hàng của khách hàng. Anh còn cho biết trước kia anh có nguồn thu nhập từ nuôi heo rừng lai với số lượng có lúc gần 200 con lớn nhỏ thu nhập rất khá nhưng do dịch tả Châu Phi đàn heo chết rất nhiều nên anh mất nguồn thu nhập từ nuôi heo rừng lai.

anh 10anh tran van dien dang kiem tra oc buou den dang sinh san de trung
Anh Trần Văn Điện đang kiểm tra ốc bươu đen đang sinh sản đẻ trứng

Nhận thấy hiện nay thị trường đang cần ốc bươu đen nên anh đào ao để nuôi ốc, thời gian ban đầu anh mua ốc tự nhiên về nuôi, nuôi bao nhiêu cũng chết. Anh lại tiếp tục nuôi, mỗi ngày anh đều ra ao nhìn ngắm con ốc từ sáng sớm đến tối để tìm hiểu đặc tính sinh học của chúng, về thức ăn, môi trường sống của ốc,… Thành công cũng đến với anh nhưng tỷ lệ sống ban đầu chỉ khoảng 10%. Cứ kiên trì như vậy, sau đó tỷ lệ ốc sống tăng dần, cuối cùng sau hơn 2 năm, nghiên cứu với niềm đam mê và quyết tâm thực hiện, anh Điện đã thành công với con ốc bươu đen. Anh tự tin cho biết với con ốc bươu đen giống do anh sản xuất từ đó có thể sống ở môi trường nước mới một cách dễ dàng. Anh Điện cho biết thêm: Hiện nay diện  tích anh đang nuôi gần 700 mcứ như vậy một tuần anh thu nhập hơn 4 triệu đồng bán thương phẩm với giá 80.000 đ/kg, ngoài ra không những bán thương phẩm từ ốc bươu đen anh còn bán trứng từ ốc theo đơn đặt hàng của khách hàng cứ một đợt anh bán thu nhập được hơn 5 triệu đồng từ trứng của ốc bươu đen, anh đang mở rộng thêm diện tích 3.000 m2 để nuôi ốc bươu đen thương phẩm bán cho các thương lái. Anh tận dụng những ao đất để nuôi bèo và trồng sắn mì để lấy lá sắn và bèo cho ốc ăn…


Hiện nay mỗi ngày thường xuyên có người dân đến tham quan và mua con giống tại nhà anh. Anh Điện luôn nhiệt tình chia sẻ với mọi người về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm anh đã nuôi thành công con ốc bươu đen. Anh luôn hy vọng với những gì đã hướng dẫn, người nuôi sẽ thành công với con ốc thương phẩm và mang lại thu nhập cho nông hộ trong thời gian tới.

Cần thêm thông tin liên hệ: Trần Văn Điện

Địa chỉ: thôn Quảng Mỹ, xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: 0916843041
 

Tác giả bài viết: Trần Nguyễn Lâm Viên - Trạm KN huyện Tây Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 33 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 4.7 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây