Thông báo tình hình sinh vật 7 ngày (Tuần 13, từ 24/3 đến 30/3/2021)

Thứ năm - 06/05/2021 18:51
Thông báo tình hình sinh vật 7 ngày (Tuần 13, từ 24/3 đến 30/3/2021)

(Ngày đăng: 01/04/2021 15:03:40, bởi: hoangoanh)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết

Trong tuần mây thay đổi đến nhiều mây, trời nắng nhẹ.

Nhiệt độ không khí trung bình: 25- 27oC

Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình : 25- 27 oC

Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình : 21- 23 oC

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng (GĐST)

- Lúa Đông Xuân 2020-2021 đã gieo sạ 26.461,4 ha, GĐST: Cuối đẻ nhánh – thu hoạch, đã thu hoạch 75 ha tại Tuy An (20 ha), Sông Cầu (50 ha), Sơn Hòa (05 ha), ước năng suất 54 tạ/ha.

+ Trà sớm (sạ từ ngày 01/12 – 20/12/2020): 1.037 ha, GĐST: Chín sữa - Thu hoạch.

+ Trà chính vụ (sạ từ ngày 20/12/2020 -10/01/2021): 22.046,43 ha, GĐST: Trỗ - Chín sữa.

+ Trà muộn (sạ từ ngày 11/01/2021 – 20/02/2021): 3.377,97 ha, GĐST: Cuối đẻ nhánh - Đòng.

- Sắn niên vụ 2020-2021 đã thu hoạch 25.847,6 ha tại Tây Hòa (2.155,6ha), Đồng Xuân (4.413ha), Sơn Hòa (8.320ha), Sông Hinh (9.900ha), Tuy An (345ha), Phú Hòa (430ha), Sông Cầu (284 ha), GĐST: Thu hoạch.

- Sắn niên vụ 2021-2022 đã trồng 18.339 ha tại Sông Hinh (6.600 ha), Đồng Xuân (4.000ha), Sơn Hòa (5.800ha), Tây Hòa (1.398 ha), Tuy An (41 ha), Phú Hòa (350ha), Sông Cầu (150 ha), GĐST: Mầm – tích lũy tinh bột.

- Mía niên vụ 2020-2021 đã thu hoạch 12.107 ha tại Sông Hinh (3.300ha), Sơn Hòa (6.800ha), Đồng Xuân (950ha), Phú Hòa (550ha), Tuy An (337 ha), Tây Hòa (170 ha), GĐST: Thu hoạch.

- Mía niên vụ 2021-2022 đã trồng 12.207 ha (trong đó có 400 ha trồng mới) tại Sông Hinh (3.350 ha), Sơn Hòa (7.150ha), Đồng Xuân (900 ha), Tây Hòa (170 ha), Tuy An (337 ha), Phú Hòa (300 ha), GĐST: cây con-vươn lóng.

- Đậu các loại (2021): 570 ha. GĐST: Cây con – thu hoạch

- Rau các loại (2021): 1.940 ha. GĐST: Cây con – thu hoạch

- Ngô: 1.285ha. GĐST: Nảy mầm – thu hoạch

- Tiêu: 577 ha. GĐST: Kiến thiết cơ bản - kinh doanh.

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY QUA

1. Cây lúa: Lúa vụ Đông Xuân 2020 – 2021 có một số đối tượng sinh vật gây hại như sau:

- Bệnh khô vằn: Phát sinh gây hại diện tích nhiễm nhẹ 47ha, tỷ lệ hại: 2-15% dảnh, GĐST: Đòng – chín sáp ở huyện Tuy An, Đồng Xuân.

- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Phát sinh gây hại diện tích nhiễm nhẹ: 27ha, tỷ lệ bệnh (TLB): 10-18% lá; tại huyện Tuy An.

- Chuột: Gây hại diện tích 23 ha, tỷ lệ hại (TLH) 1 – 12 % dảnh, GĐST: trỗ -  chín sữa, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 14 ha, TLH 3 -5% dảnh, GĐST: Đòng; diện tích nhiễm nặng 9 ha, TLH 5 - 12% bông, GĐST: trỗ – chín sữa; tại huyện Tuy An.

- Rầy nâu: Phát sinh gây hại diện tích nhiễm nhẹ: 2,2ha mật độ: 750 – 1.150 con/m2 , GĐST: trỗ - chín sữa, tại huyện Đông Hòa.

- Bệnh đen lép hạt: Gây hại diện tích nhiễm nhẹ 2 ha, TLB 1-15% hạt, GĐST: chín sữa – chín sáp, tại huyện Sơn Hòa.

Ngoài ra, còn có một số đối tượng sinh vật khác gây hại rải rác như: Sâu cuốn lá, đục thân, bệnh đen lép hạt, tiêm hạch ... trên cây lúa GĐST: Trỗ - chín sữa.

2. Cây rau các loại

- Cây hành lá: Bệnh thối nhũn gây hại với diện tích nhiễm nhẹ 1,1 ha, TLB  5-10% cây, GĐST: Phát triển thân lá, tại xã Bình Kiến, TP. Tuy Hòa.

- Rau cải: Sâu xanh bướm trắng gây hại với diện tích nhiễm nhẹ 2 ha, mật độ 3 – 5 con/m2 tại huyện Tuy An.

- Ngoài ra, còn có sâu ăn lá, sâu tơ, bệnh đốm mắc cua... gây hại rải rác trên rau xà lách tại huyện Đông Hòa.

3. Cây ngô:

Sâu keo mùa thu gây hại diện tích nhiễm nhẹ 7,1 ha mật độ 1 – 4 con/m2, GĐST:  Nảy mầm – phun râu tại Sông Hinh (0,1 ha), Tuy An (6 ha), Phú Hòa (1 ha).

Ngoài ra, còn có Sâu đục thân gây hại mật độ thấp, GĐST: trỗ cờ – hạt sữa tại huyện Tây Hòa.

III. DỰ BÁO SINH VẬT GÂY HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Lúa vụ Đông Xuân 2020 -2021: chuột, rầy nâu, khô vằn, thối thân, đốm sọc vi khuẩn, bạc lá vi khuẩn, đen lép hạt tiếp tục gây hại. Bệnh đạo ôn cổ bông khả năng phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển.

2. Cây rau: Các loại sâu ăn lá, bệnh thối nhũn, bọ nhảy tiếp tục gây hại trên rau ăn lá.

3. Cây ngô: Sâu keo mùa thu, rầy các loại tiếp tục gây hại trên diện tích ngô giai đoạn cây con.

IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1. Cây lúa vụ Đông Xuân 2020 - 2021:

- Tăng cường công tác điều tra, phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại lúa.

- Tập trung theo dõi, hướng dẫn phòng trừ kịp thời và hiệu quả bệnh đạo ôn cổ bông nhằm hạn chế bệnh lây lan gây hại trên cổ bông trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển.

- Tăng cường theo dõi, hướng dẫn nông dân phòng trừ rầy nâu, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bạc lá vi khuẩn, đen lép hạt.

2. Cây rau: Tăng cường hướng dẫn nông dân áp dụng sản xuất đúng quy trình canh tác cây rau, quy trình IPM, VietGap... theo dõi các loại sâu ăn lá, bọ nhảy, bệnh các loại...

3. Cây ngô: Tăng cường theo dõi Sâu keo mùa thu gây hại trên diện tích ngô./.

 

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT

Nguồn tin: Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Yên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây