Heo mẹ hay bị chảy máu ở tử cung, có hiện tượng mệt mỏi, bỏ ăn.

Thứ hai - 31/05/2021 03:12
Nông dân hỏi: Sau khi heo đẻ 1 tuần (khoảng 5 – 6 ngày) heo mẹ hay bị chảy máu ở tử cung, có hiện tượng mệt mỏi, bỏ ăn. Mong trung tâm Khuyến nông giải thích dùm nguyên nhân do đâu, cách điều trị ?

Nông dân hỏi: Sau khi heo đẻ 1 tuần (khoảng 5 – 6 ngày) heo mẹ hay bị chảy máu ở tử cung, có hiện tượng mệt mỏi, bỏ ăn. Mong trung tâm Khuyến nông giải thích dùm nguyên nhân do đâu, cách điều trị ?

(câu hỏi của bà Nguyễn Thị Huệ, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An)
Trung tâm Khuyến nông trả lời:
Nguyên nhân:
- Khẩu phần thiếu hay thừa protein trước, trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến viêm tử cung.
- Heo nái sử dụng quá nhiều tinh bột, gây đẻ khó, gây (dẫn đến) viêm tử cung do xây xát.
- Ngược lại thiếu dinh dưỡng heo nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm không chống lại vi trùng xâm nhập cũng gây viêm tử cung.
- Khoáng chất, vitamin ảnh hưởng đến viêm tử cung. Thiếu vitamin A sẽ gây sừng niêm mạc, sót nhau.
-  Chăm sóc, quản lý, vệ sinh là khâu quan trọng. Vệ sinh chuồng trại, tắm rửa giữ sạch sẽ thân thể heo nái, thụt rửa tử cung khi sinh, sử dụng nước sạch làm giảm nguy cơ viêm tử cung.
- Thời tiết khí hậu quá nóng hay quá lạnh trong thời gian đẻ dễ dẫn đến viêm tử cung.

Tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe
-  Viêm tử cung dạng mủ lứa đẻ thứ 1, 2 chiếm 8,33%. Trên lứa đẻ thứ 4 chiếm 58,33%. Heo nái già sức khỏe kém, kế phát một số bệnh nên sức rặn đẻ yếu, thời gian rặn đẻ kéo dài, đẻ khó, có sự can thiệp của con người dễ dẫn đến viêm tử cung.

. Triệu chứng
- Viêm dạng nhờn là thể viêm nhẹ xuất hiện sau khi sinh 2-3 ngày, niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết dịch nhờn, trong hoặc đục lợn cợn có mùi tanh, vài ngày sau dịch tiết dịch nhờn giảm lại đặc và hết hẳn. Heo không sốt họặc sốt nhẹ, heo vẫn cho con bú bình thường.
- Viêm dạng mủ là thể viêm nặng thường xuất hiện trên heo có thể trạng xấu, số lượng vi trùng nhiễm vào tử cung nhiều, cũng có thể viêm tử cung dạng nhờn kế phát. Heo thường sốt 40-41°C, khát nước, kém ăn, nằm nhiều, tiểu ít, nước tiểu vàng, phân có màng nhầy, mệt mỏi ít cho con bú hay đè con.
- Viêm dạng mủ lẫn máu là phản ứng ăn sâu vào lớp tử cung, tổn thương mạch mao quản gây chảy máu. Các biểu hiện như :
- Dịch viêm sền sệt có mủ lẫn máu mùi rất tanh.
- Thân nhiệt rất cao sốt kéo dài.
- Không ăn kéo dài.
- Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn.
- Thở nhiều, khát nước.
- Mệt mỏi, kém phản xạ với tác động bên ngoài đôi khi đè con.
- Heo có biểu hiện thần kinh suy nhược, thân nhiệt tăng, mạch tăng, thở hổn hển. 

PHÒNG BỆNH:
- Giữ vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn thả.
- Tắm chải gia súc hàng ngày, thường xuyên lau rửa cơ quan sinh dục, vùng chân sau, bầu vú bằng Vimekon 1/200. Định kỳ tiêm poly AD 10ml/con, 2 tháng/1 lần.
- Kiểm tra gia súc hàng ngày để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

ĐIỀU TRỊ:
- Dùng dung dịch nước muối hoặc thuốc tím 1/1000 thụt rửa hàng ngày trong 2 –3 ngày.
- Tiêm oxytocin hoặc prostaglin để tống đẩy các dịch tiết, làm sạch tử cung.
- Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau, liên tục 3- 5 ngày
+ Marbovitryl 1ml/10kg thể trọng.
+ Vime-sone: 1ml/10kg thể trọng
+ Vimefloro F.D.P: 1ml/10kg thể trọng
- Tiêm kháng viêm Ketovet 1ml/16kg trọng lượng hoặc Dexametasone 1ml/20kg thể trọng
- Tiêm B.Complex 1ml/20kg thể trọng và Poly AD 10ml/con để hồi phục tổ chức niêm mạc.
- Tiêm Catosal 1ml/10-20 kg thể trọng để tăng cường sức khỏe.
Huỳnh Văn Viên - Trung tâm Khuyến nông Phú Yên

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây