Ngoài việc sử dụng những nguyên liệu giá thể quen thuộc để trồng rau tại nhà, chúng ta có thể tận dụng và tái chế các phế phẩm, rác thải, biến chúng thành những nguồn dinh dưỡng cực kỳ hữu ích cho cây trồng chẳng hạn những nguyên liệu như rác nhà bếp, bã đậu nành, xác trà, xác cà phê,…1. Rác nhà bếpMỗi ngày chúng ta sinh hoạt đều để lại một lượng nhất định những rác thải nhà bếp qua việc chế biến thức ăn thừa,… Chỉ cần tận dụng những nguyên liệu ấy hoàn toàn có thể tạo thành một loại phân bón hữu cơ cực kỳ tốt cho cây trồng. Bên cạnh đó còn giúp giảm thiểu rác thải ra môi trường.
Phân được ủ từ các loại rác nhà bếp này khi bón cho cây (đặc biệt là rau) sẽ giúp rau phát triển cực tốt, rau xanh mơn mởn, và đặc biệt bón phân này an toàn tuyệt đối không độc hại.
- Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Thùng ủ phân: Các loại thùng gỗ, thùng nhựa, thùng xốp..vv có dung lượng từ 20 – 120 lít (tùy vào lượng rác thải của gia đình).
Lưu ý: Đối với các thùng nhựa bị bịt kín nên khoan thêm vài lỗ nhỏ trên thân thùng nhựa để có chỗ thoát nước
- Dụng cụ đảo trộn (gậy, thanh tre).
- Đất trồng không có phân hay chất hóa học và lá cây khô.
- Rác thải từ nhà bếp.
- Chế phẩm vi sinh: chế phẩm EM, Trichoderma…
Bước 2: Xác định vị trí đặt thùng ủ và phân loại rác nhà bếp:
- Xác định vị trí đặt thùng nhựa:
Vì là thùng chứa phân hữu cơ nên sẽ gây ra mùi, cần chọn nơi đặt thùng xa nơi sinh hoạt và có thể tiếp cận được nhiều ánh sáng để đẩy nhanh quá trình phân hủy rác.
Đặt thùng chứa tại nơi có chỗ thoát nước.
- Phân loại rác nhà bếp:
Rác thải từ nhà bếp cũng bao gồm chất thải vô cơ và hữu cơ. Những chất thải vô cơ rất khó phân hủy trong đất như hộp sữa, túi nilong, ... Vì vậy cần loại bỏ chúng trước khi ủ rác thải nhà bếp làm phân bón.
Một số loại rác thải hữu cơ từ nhà bếp như: hoa quả dư thừa, vỏ trái cây, cọng rau, vỏ trứng, xương,… mỗi loại chứa những dưỡng chất khác nhau. Chúng là nguyên liệu để ủ phân từ rác nhà bếp.
Bước 3: Ủ phân
Trộn đều các thành phần của rác nhà bếp
Bỏ rác nhà bếp vào thùng, chiều dày khoảng 4 – 5 cm, rắc một lớp men vi sinh lên bề mặt rác trong thùng. Tiếp tục tiến hành bỏ một lớp rác nhà bếp và rắc men lên bề mặt.
Ủ rác nhà bếp trong thùng nhựa
Hằng ngày có thể bổ sung thêm lượng rác nhà bếp lên trên nhưng đừng quên bổ sung thêm lớp chế phẩm vi sinh trên bề mặt.
Để tăng độ hiệu quả phân giải và khử mùi tốt hơn, có thể bổ sung thêm mật rỉ đường và bổ sung theo tỉ lệ là 1,0 lít rỉ mật đường cho 100 kg rác thải.
Để tránh thu hút ruồi, lóp cuối cùng trên mặt thùng nên là lớp đất và đậy kín thùng chứa.
Bước 4: Đảo trộn và điều chỉnh độ ẩm
Sau khi trộn đều nguyên liệu và chế phẩm đậy kín nắp thùng sau 15 ngày mở ra kiểm tra độ ẩm.
Trong trường hợp nhiệt độ không tăng lên thì phân ủ không đạt yêu cầu có thể do thiếu độ ẩm, thiếu vi sinh vật. Khi thùng ủ phân quá khô: tưới nước lên trên phân ủ và đảo trộn phân, làm cho nước ngấm vào phân ủ. Nếu thùng ủ quá ướt thì chúng ta thêm nguyên liệu khô như lá khô, rơm rạ.
Sau khoảng 1 tháng là có thể đưa ra sử dụng
Trước khi ủ Sau khi ủ Cách sử dụng:
- Sau khi lấy phân hữu cơ từ thùng ra nên để phơi từ 1 đến 2 ngày để giảm bớt nhiệt độ mới đưa vào bón cho cây trồng.
Có 2 cách để sử dụng phân:
- Trộn đều với đất để chuẩn bị trồng mới, nên trộn với tỉ lệ 1: 3 (phân: đất).
- Hòa với nước để tưới cho cây hoặc bón xung quanh gốc cây 1 ít rồi tưới nước.
2. Bã đậu nành:Bã đậu nành là một loại phế phẩm sau quá trình làm đậu phụ hay sữa đậu nành. Bã đậu nành thường được dùng để làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi; ngoài ra, bã đậu nành còn là một nguyên liệu để làm phân bón cho cây trồng.Trong bã đậu nành có chứa khoảng 50% protein so với hàm lượng protein có trong hạt đậu nành và một sô khoáng chất, chất xơ, chất béo,…Bã đậu nành
Có hai cách sử dụng bã đậu nành làm phân bón như sau:
* Ủ bã đậu nành bón cây với chế phẩm nấm Trichoderma (ủ khô)
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bã đậu nành (được phơi khô hoặc nghiền thành dạng bột): 50 kg
- Phân lân: 10 kg
- Nấm Trichoderma: 01 kg
- Bao tải lót nilon để giữ nhiệt
Bước 2: Ủ phân
Trộn đều hỗn hợp 3 loại lại với nhau sau đó cho vào bao tải buộc kín sau 3 tháng có thể sử dụng. Khi cho vào bao tải có lót nilong độ ẩm sẽ được sinh ra và trichoderma sẽ hoạt động vậy nên không cần phải đổ nước vào.
Cách sử dụng:
- Đối với hoa và cây cảnh: Trộn chung với đất để trồng hoặc sử dụng để bón trực tiếp cho gốc cây hoa. Tỷ lệ bã trộn với đất trung bình cứ 1kg phân và 5-7 kg đất. Cứ định kỳ 1 tháng thì bón 0,5 kg phân bã đậu nành cho 1 gốc.
- Đối với rau màu: Sử dụng 1 kg phân bã đậu rắc đều ở trên mặt luống rau (từ 3 đến 5m2). Bón định kỳ từ 7 đến 10 ngày thì rắc 1 lần. Sau khi rắc bột phân thì tưới thêm nước cho luống rau ( lưu ý chỉ nên tưới đủ ẩm). Khi thu hoạch rau màu nên sử dụng phân bã đậu trước từ 3-4 ngày.
- Với các loại cây ăn trái và cây công nghiệp: Bón 1-2kg cho mỗi gốc, phụ thuộc vào gốc to nhỏ khác nhau hoặc có thể xới nhẹ lớp đất ở xung quanh gốc rồi rải đều phân xuống lấp đất lại. Tưới nước và giữ độ ẩm cho gốc cây bằng rơm rạ, xơ dừa. Trung bình bón từ 1 đến 2 tháng 1 lần.
* Cách làm dịch đạm đậu nành (ủ ướt) :Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:- 10kg bã đậu nành (được phơi khô hoặc nghiền nhỏ)- 500 ml men vi sinh phân giải protein - Rỉ mật đường (đường phên hoặc đường mía): 600- 800ml- Thùng hoặc chai lớn có nắp đậy kín: loại từ 30 lit- Nước sạch: 20 lít ( Trong trường hợp sử dụng nước máy thì nên bơm ra chậu và để lắng từ 2 -3 ngày)Bước 2: Ủ phânHòa tan 600ml mật rỉ đường, men vi sinh cùng với 20 lít nước sạch, sau đó cho 10kg bã đậu nành vào và khuấy đều rồi ngâm trong khoảng từ 6 – 8 giờ đồng hồ. (thu được hỗn hợp sệt sệt là đạt, không loãng cũng không đặc quá vì trong một vài ngày đầu bột đậu sẽ còn nở ra). Đậy nắp lại và trong một tuần đầu 1 ngày mở ra khuấy đều 1 lần. Sang tuần thứ 2 – 3 ngày khuấy 1 lần sau 1 tháng là có thể sử dụng.Mở nắp ra đảo đều
Cách sử dụng:Hòa loãng phân từ bã đậu nành với nước tỉ lệ 1:50 tưới định kỳ 2 tuần/lần đối với cây hoa. Còn đối với cây rau màu và cây ăn trái tưới định kỳ tháng / lần.Bảng so sánh các cách ủ phân bằng bã đậu nành Phương pháp ủ | Ủ khô | Ủ nước |
Dinh dưỡng | - Cung cấp dưỡng chất cho bộ rễ - Hỗ trợ bộ rễ phát triển mạnh | - Cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho cây trồng - Cây hấp thu dinh dưỡng cả qua lá, thân, gốc. |
Cải tạo đất | - Cải tạo đất tốt nhất - Chống thối rễ, bảo vệ bộ rễ mạnh mẽ | - Cải tạo đất tốt - Chống thối rễ, hạn chế vàng lá, xoăn lá,… |
Cách sử dụng | Bón gốc | - Bón gốc - Phun qua lá |
Dẫn dụ dịch bệnh | - Ức chế và tiêu diệt nấm bệnh - Không dẫn dụ côn trùng gây hại | - Ức chế và tiêu diệt nấm bệnh - Không dẫn dụ côn trùng gây hại |
Mùi hôi | Khử sạch mùi hôi | Khử sạch mùi hôi |
Tạo hệ sinh thái vi sinh vật | Tạo ra hệ sinh thái vi sinh vật | Tạo ra hệ sinh thái vi sinh vật |
3. Xác trà, xác cà phê Phương pháp sử thường được sử dụng để bón cho các loại cây ưa axit như hoa hồng, khoai tây, khoai lang, nha đam… Có 3 cách sử dụng xác trà/ xác cà phê như sau:
Tận dụng xác trà sau khi sử dụng
Cách 1: Xác trà, xác cà phê dùng làm phân bón khô- Rải xác trà, xác cà phê ra một tờ báo, để ở nơi khô ráo và phơi khô. - Phơi khô từ 2-3 ngày và bảo quản trong túi kín. Không nên phơi quá 3 ngày để tránh việc làm chết các vi sinh vật có lợi do không đủ dinh dưỡng. - Có thể rải trực tiếp lên các gốc cây rồi tưới một ít nước hoặc chôn xác trà xuống đất. Cách làm này giúp trung hòa đất, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các loài giun đất phát triển.- Nên ủ xác trà, xác cà phê vào đất 2 tuần trước khi gieo trồng.Cách 2: Ủ xác trà, xác cà phê - Cho xác trà, xác cà phê đã qua sử dụng (tốt nhất trong vòng 36 giờ sau khi pha trà) cho vào đống phân ủ, trộn đều hằng ngày để phân bón không chìm xuống đáy thùng. - Đợi khoảng 2-3 ngày cho đến khi phân ủ có mùi đất thì có thể sử dụng.Cách 3: Sử dụng nước xác trà/ xác cà phê để tưới câyTưới cây bằng nước xác trà/ xác cà phê là phương pháp chăm sóc cây vô cùng hiệu quả. Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây còn giúp ngăn ngừa nấm và phòng trừ sâu bệnh. - Dùng xác trà/ xác cà phê đã sử dụng pha thêm với nước theo tỉ lệ 1:10 và tưới vào gốc cây- Thực hiện từ 2-3 lần/ tuần. Tự ủ phân hữu cơ tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản là những phế phẩm, rác thải trong sinh hoạt hằng ngày giúp chúng ta tiết kiệm chi phí trồng rau, hạn chế được lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày, quan trọng là đảm bảo cho vườn rau sạch an toàn.