Sơn Phước là một xã còn nhiều khó khăn của huyện Sơn Hòa. Xã Sơn Phước có 2.100 ha diện tích trồng mía, cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho Công ty TNHH công nghiệp KCP Việt Nam (nhà máy đường KCP). Với diện tích đất gò đồi lớn, dễ bị xói mòn, rửa trôi do quá trình thâm canh chưa chú ý nhiều đến cải tạo đất làm đất bạc màu.
Nắm bắt được thực tế trên, anh Phạm Ngọc Huệ, hội viên nông dân thuộc thôn Tân Bình đã mạnh dạn liên hệ với Công ty TNHH công nghiệp KCP Việt Nam mua lại sản phẩm bả bùn của nhà máy đường về tập trung cải tạo những vùng đất canh tác mía nguyên liệu của mình với số lượng đầu tư: 20 tấn/ ha. Ruộng mía 4 tháng tuổi của gia đình anh Huệ
Trên diện tích hơn 15 ha mía của anh, ngay niên vụ đầu tiên đã khẳng định được hiệu quả của việc cải tạo đất bằng bã bùn của nhà máy đường, năng suất mía đạt từ 70 - 80 tấn/ha, cùng với kỹ thuật chăm sóc và bón phân theo tập huấn do Hội Nông dân phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện và nhà máy đường KCP tổ chức nên chất lượng mía nguyên liệu đạt từ 10-11 CCS, ít sâu bệnh. Với phương pháp trồng và chăm sóc mía bằng cơ giới hóa chi phí đầu tư là 40 triệu đồng/ha, giá mía mà công ty đường bao tiêu 1.200.000 đồng/ tấn, sau khi trừ hết chi phí cho thu lãi từ 35 - 40 triệu đồng/ha, lợi nhuận này càng cao hơn nữa đối với mía lưu gốc.Theo chia sẻ của anh Huệ, để có những cây mía to, thẳng và đều nhau, mang lại năng suất cao thì việc chăm sóc phải đặc biệt coi trọng, nhất là về nước tưới và bón phân để tăng chất dinh dưỡng, cùng với đó, phải chú trọng phòng trừ một số dịch bệnh trên cây mía như: nấm bệnh, sâu đục thân… Bón phân bã bùn cho cây mía
Ngoài làm kinh tế giỏi, anh Phạm Ngọc Huệ còn được biết đến là người giàu lòng nhân ái, nhiệt tình giúp đỡ mọi người và luôn đi đầu trong các phong trào của xã, được cán bộ và hội viên nông dân địa phương tin yêu, quý mến.Để học tập kinh nghiệm của anh Huệ, bà con có thể liên hệ địa chỉ: Thôn Tân Bình, xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa. Điện thoại: 0396.764.792