Chăn nuôi gia cầm là một trong những ngành sản xuất quan trọng của nông nghiệp Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội và an ninh lương thực của đất nước.
Chiều ngày 06/9/2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên đã phối hợp với Hội Nông dân thị xã Đông Hòa, Hội Chăn nuôi, Thú y tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị, hội thảo chuyên đề nông nghiệp cho nông dân tại các địa phương trong tỉnh với nội dung “Một số giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững”
Nhằm giảm phát thải KNK, ngành nông nghiệp đã đề xuất và áp dụng các giải pháp như: giải pháp chuyển đổi đất lúa và áp dụng tưới tiêu chủ động, giải pháp cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trâu bò và sử dụng các công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng khí sinh học, thu gom và sản xuất phân bón hữu cơ, giải pháp quản lý đất và sử dụng phân đạm hợp lý...
Nhằm chuyển giao những kỹ thuật và giúp người chăn nuôi giảm chi phí thức ăn đầu vào, tăng hiệu quả từ chăn nuôi bò, Trạm Khuyến nông thành phố Tuy Hoà đã làm việc với Hội Nông dân xã Hoà Kiến triển khai lớp tập huấn ngay tại hiện trường vào hai ngày 19/3/2024 và 20/3/2024 cho 30 học viên là hội viên Hội Nông dân có chăn nuôi bò
Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, không cam chịu cái khó, cái nghèo đeo bám. Chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt (thôn Xuân Bình, xã An Xuân, huyện Tuy An, Phú Yên) đã từng bước vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình từ mô hình chăn nuôi bò vỗ béo và bò sinh sản.
Đáp ứng nhu cầu lễ cúng và tiêu thụ thịt số lượng lớn trong dịp Tết Nguyên Đán, vào thời điểm gần cuối năm người chăn nuôi gà thịt thường tái đàn số lượng nhiều để chuẩn bị bán dịp Tết. Nhưng ở các tỉnh miền Trung, những tháng cuối năm cũng là thời điểm vào mùa mưa, bão nên ẩm độ rất cao và lạnh kéo dài, đó là một bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của đàn gà, đặc biệt là gà con dưới 30 ngày tuổi.
Những năm gần đây, do diện tích đồng cỏ chăn thả ngày càng bị thu hẹp, người nuôi bò dần từ bỏ thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, cộng với việc giá bò tương đối ổn định, vì thế nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi bò vỗ béo, đặc biệt có những hộ đầu tư nuôi quy mô lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Vụ Hè Thu năm 2023, Trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Yên triển khai mô hình sản xuất ngô sinh khối thuộc Dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc” với quy mô 10 ha/ 53 hộ tham gia tại xứ đồng Soi Cồn, thôn Suối Cối 1, xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên về số lượng vật nuôi gia súc có khoảng hơn 322 nghìn con, gia cầm có khoảng hơn 4 triệu con, trong đó chăn nuôi vịt đạt khoảng 900 nghìn con/năm.
Bắt đầu từ việc được tham gia lớp tập huấn ngay tại hiện trường với nội dung: “Hướng dẫn thực hành kỹ thuật ủ chua, dự trữ thức ăn xanh và chế biến phối trộn thức ăn cho bò” vào tháng 10 năm 2022 do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên tổ chức tại xã Ea Bia, anh Ma Nít – Trưởng buôn Ma Sung, xã Ea Bia, huyện Sông Hinh đã lĩnh hội được những kiến thức hữu ích để áp dụng vào chăn nuôi và tăng hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Mùa nắng nóng trâu bò thường ăn ít, sức đề kháng giảm. Các loại dịch bệnh thường xảy ra như: tụ huyết trùng, lở mòm long móng, viêm da nổi cục… dễ phát sinh, lây lan nhanh gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Để giảm thiểu tác động do nắng nóng gây hại trên trâu, bò, người chăn nuôi cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật sau:
Thông báo số 30/TB-TTKN ngày 9/3/2023 của Trung tâm Khuyến nông về việc triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc” năm 2023