Trong chuyến công tác về thôn Cảnh Tịnh, xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, tôi có cơ hội được gặp ông Nguyễn Hải - người có vườn cây ăn quả cho thu nhập ổn định tại địa phương.
Trước đây, gia đình ông Hải làm ruộng, chăn nuôi nuôi bò, lợn nhưng thu nhập vẫn không đủ để lo cho các con ăn học. Đến năm 1992, ông thử mua vài gốc bưởi da xanh về trồng thử. Vừa chăm sóc cây, vừa tìm hiểu, học hỏi thêm kỹ thuật trên mạng, bước đầu ông thu được hiệu quả từ những cây bưởi đầu tiên. Thành công này giúp ông mạnh dạn hơn trong việc đầu tư xây dựng vườn cây ăn quả gồm bưởi, cam xen dứa. Ông Nguyễn Hải - người có vườn cây ăn quả cho thu nhập ổn định tại địa phương
Ông Hải chia sẻ, bưởi và cam là những loại cây khó chăm sóc nên người trồng phải nắm vững kỹ thuật, đặc biệt là phải nắm bắt thời điểm cho ra quả theo ý muốn. Giống cây cũng phải được mua từ những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, ông cũng đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây giúp kiểm soát lượng nước tốt, giảm công sức cho con người.Bên cạnh việc chú ý tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc cho vườn cây ăn quả, ông Hải cũng rất chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trái cây của vườn nhà luôn có thương lái đến đặt mua và còn được bán tại siêu thị Vinmart, Coopmax ở TP Tuy Hòa.Mô hình trồng cây ăn quả của ông Hải được chính quyền địa phương chọn là mô hình mẫu tiêu biểu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và được nhiều nông dân ở các địa phương trong xã và ngoài xã đến tham quan học tập. Ông cũng được chính quyền địa phương và UBND huyện, Phòng NN và PTNT huyện bình chọn là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, được nhận nhiều giấy khen cấp huyện và cấp xã. Ông Trương Văn Tuấn, Giám đốc TTKN tham quan vườn bười gia đình ông Hải
Từ thành công bước đầu của mô hình trồng cây ăn quả tại hộ ông Nguyễn Hải, UBND xã Hòa Thịnh đã phối hợp với Phòng NN và PTNT huyện Tây Hòa vận động bà con nông dân chuyển một phần diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây trồng cạn... Hội Nông dân xã phối hợp với ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả các hộ dân. Xã cũng lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; phối hợp với ngành chức năng hướng dẫn nông dân chuyển đổi cây trồng phù hợp, xây dựng các mô hình xen canh cây trồng hiệu quả kinh tế, góp phần đưa phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao là một trong những hướng đi phù hợp giúp giảm nghèo hiệu quả và bền vững ở địa phương.