Về một mô hình nông lâm ngư kết hợp du lịch sinh thái

Thứ hai - 16/08/2021 20:55
“Mục đích của mô hình là vừa sản xuất nông nghiệp vừa kết hợp du lịch trải nghiệm làm nông, tham quan, thư giãn và mua bán sản phẩm vừa quảng bá, giới thiệu, tạo đầu ra tại chỗ cho sản phẩm của mình”, ông Ẩn cho biết.
Nằm dưới chân đồi Hòn Đờn, trang trại nông lâm ngư kết hợp du lịch của ông Trịnh Ngọc Ẩn, thôn Phú Thạnh, xã Hòa Quang Nam đang là mô hình mới, nhiều triển vọng tại huyện Phú Hòa.
Trang trại được đưa vào sản xuất từ năm 2014, nhưng trong những năm đầu ông Ẩn chỉ trồng cây lâm nghiệp và một sô cây cây ăn quả như: mít, chuối, mãng cầu,… lợi nhuận không đạt như mong muốn. Vì thế ông đã nghĩ đến việc đa dạng  sản phẩm bằng cách mở rộng diện tích, phát triển thêm chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản nước ngọt, kết hợp du lịch trang trại. Đến nay, với diện tích rộng hơn 3,0 ha, ngoài diện tích cây lâm nghiệp, cây ăn quả, chuồng trại, ông đã xây dựng được 3.500 m2 ao nuôi cá nước ngọt gồm các loại cá chép, trắm cỏ, điêu hồng, trê lai,... Ông xây dựng các hồ xi măng để ương nuôi lươn giống, mỗi đợt ông nuôi khoảng 4.200 con. Cá, lươn hiện phát triển rất tốt.
cay an trai ong an phu hoa
Vườn cây ăn trái tại trang trại của gia đình ổng Ẩn
Tận dụng nguồn phế phẩm sẵn có như cây bắp, cây đậu, chuối, bèo,… hàng năm, ông Ẩn thả nuôi gần chục con heo rừng nái, bò thịt vỗ béo, hàng trăm con gà thịt, gà lai nòi và hàng trăm con vịt Xiêm. Với thức ăn cho heo  ông trộn thêm hèm bã bia nên heo phát triển tốt, mỗi lứa sinh sản được 8 heo con, giá bán khoảng 1,5 triệu đồng/con.
Ông Ẩn cho biết, nhờ diện tích rộng, nguồn thức ăn tự nhiên nhiều nên việc chăn nuôi bò, heo, gà, vịt… được dễ dàng và thuận tiện. Ông thường xuyên tiêm ngừa bệnh dịch cho vật nuôi nên nhờ vậy đàn gia súc, gia cầm nhà ông ít bị dịch bệnh, phát triển tốt. Với đàn gà, ông thực hiện tiêm chủng ngừa cho gà 3 ngày 1 lần, 7 ngày 1 lần ông nhỏ mắt, nhỏ mũi phòng tả cho gà. Nhờ vậy đàn gà nhà ông không bị dịch bệnh, cứ nuôi thuần 1 tháng ông lại thả nuôi lứa khác, mỗi 1 lứa ông thả nuôi gần 400 con, bình quân ông thu lãi khoảng từ 10 đến 12 triệu đồng/lứa sau khi đã trừ các khoản chi phí. Bò vỗ béo thì cứ 2 tháng ông xuất bán một lần, bình quân một con bò vỗ béo ông mua khoảng 25 triệu, sau 2 tháng ông xuất bán được 29 triệu, 1 tháng chi phí mua thức ăn khoảng 800.000đ/con, 2 tháng chi phí hết khoảng 1,6 triệu đồng/tháng/con, sau khi trừ chi phí, ông thu lãi khoảng 2,4 triệu đồng/con, như vậy cứ mỗi 2 tháng ông thu được 4,8 triệu đồng lãi ròng từ nuôi bò vỗ béo.
Nhờ ít tốn chi phí thức ăn nên bình quân mỗi năm ông thu lợi khoảng 100 triệu đồng từ nuôi heo rừng; từ 60 đến 70 triệu đồng từ nuôi gà lai, gà thịt thả đồi, vịt xiêm; gần 30 triệu đồng từ nuôi bò vỗ béo.
ong an cho ca an
Ao cá tại trang trại gia đình ông Ẩn
Ông Trịnh Ngọc Ẩn còn có nguồn thu không nhỏ từ việc thả nuôi các loại cá nước ngọt, lươn trong trang trại của mình. Ông đã thả nuôi khoảng 4.200 con lươn, 25 kg cá chép con, hàng chục kí cá trắm cỏ, điêu hồng … trong hơn 3.500 m2 ao nuôi cá. Tận mắt nhìn thấy đàn cá chép, cá điêu hồng, trắm cỏ,… tranh nhau đớp mồi khi ăn là đủ biết lượng cá nhiều, khỏe và phát triển tốt như thế nào.
ong an cho heo anChăm sóc đàn heo rừng
Ông Ẩn chia sẻ thêm: Nhờ sử dụng thức ăn từ tự nhiên, nên chất lượng thịt của gà, heo, bò, cá… ở trang trại ông thường rất thơm ngon, nhờ vậy mà người thu mua hay tìm đến tận nơi để đặt cọc trước. Có đầu ra ổn định nên ông càng thêm mạnh dạn mở rộng kinh doanh bằng hình thức tham quan du lịch trải nghiệm làm nông, để khách du lịch vừa kết hợp tham quan, thư giãn, vừa tự mình chọn mua sản phẩm tại vườn theo ý thích, đây cũng là cách để ông quảng bá trực tiếp sản phẩm của mình đến tận tay người tiêu dùng.
Có thể nói, trang trại nông lâm ngư kết hợp du lịch sinh thái của ông Trịnh Ngọc Ẩn là dạng mô hình tích hợp giữa các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt, làm vườn,… với du lịch tham quan, trải nghiệm làm nông và mua sản phẩm. Đây có thể  xem là một hướng đi mới, đúng đắn, không những mang lại cho khách du lịch những trải nghiệm về làm nông nghiệp mà còn giúp người nông dân quảng bá được các nông sản sạch của mình một cách rộng rãi hơn.
luon giong an nhiemNuôi lươn trong bể

Tác giả bài viết: Trần Thị Hoàng Oanh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây