Sử dụng thức ăn tự phối trộn cho gia súc, gia cầm để giảm chi phí chăn nuôi trong tình hình hiện nay

Thứ tư - 28/07/2021 22:57
Trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp ảnh hưởng về mọi mặt kinh tế xã hội của hầu hết các tỉnh thành trong nước, tác động đến nhiều ngành sản xuất hàng hóa trong đó có ngành chăn nuôi. Hiện nay giá thành thức ăn công nghiệp (TACN) tăng nóng, giá các loại nguyên liệu chính của TACN tăng trung bình từ 30-35%, chi phí vận chuyển nhập khẩu các nguyên liệu để sản xuất tăng 200-300% so với bình thường, nhưng giá đầu ra của vật nuôi khi xuất bán lại thấp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi.
Một số địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, mua bán giao thương, nguồn cung cấp TACN hạn chế, giá thành tăng cao. Nhằm giảm chỉ phí thức ăn, chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi nên tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để phối trộn thành thức ăn tinh hỗn hợp, chế biến bánh dinh dưỡng, ủ chua thức ăn thô xanh,… nhưng vẫn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho vật nuôi sinh trưởng phát triển, cần áp dụng một số công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp sử dụng cho gia súc, gia cầm như sau:
* Công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp cho bò thịt:
 
Nguyên liệu Công thức
CT1 CT2 CT3 CT4
Sắn lát (%) 40 80 50 60
Bột ngô (%) 10 - 10 25
Đậu tương (%) - 12,5 - 7,5
Khô dầu lạc (%) 18 - 18 -
Rỉ mật 30 5 20 5
Premix khoáng (%) 1 1,5 1 1,5
Muối ăn (%) 1 1 1 1
Cộng 100 100 100 100
Thành phần hóa học
Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 2.500  2.630
Protein thô (%) 14
Xơ thô tối thiểu (%) 15
Tỷ lệ thức ăn thô (%) 25 – 30
Canxi (%) 0,4 – 0,7
Photpho 0,35

- Lưu ý: Sử dụng thức ăn hỗn hợp phối trộn kết hợp với thức ăn thô xanh, thức ăn ủ chua để đảm bảo khẩu phần ăn cho bò.



* Công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp cho heo thịt:
 
Stt Nội dung Khẩu phần cơ sở
Công thức 1 (%) Công thức 2 (%)
I TÊN NGUYÊN LIỆU    
1 Ngô 63,5 51,5
2 Khô dầu đậu tương 20,0 22,0
3 Cám gạo/cám mỳ/cám mạch 10,0 10,0
4 Bột cá (cá khô) 5,0 5,0
5 Sắn khô - 10
6 Thức ăn bổ sung khoáng, vitamin (premix) 1,5 1,5
II THÀNH PHẦN HÓA HỌC  
1 Năng lượng trao đổi
(ME, Kcal/kg)
3.100
2 Protein thô (%) 18,5
3 Lysine (%) 0,94
4 Methioine + Cysteine (%) 0,58

- Lưu ý: Sử dụng chế phẩm vi sinh hữu ích trong khẩu phần cơ sở nhằm mục đích tăng khả năng miễn dịch, giảm tỷ lệ mắc bệnh, cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất về sử dụng chế phẩm vi sinh trong khẩu phần cơ sở mà cơ sở chăn nuôi có thể áp dụng quy trình ủ thức ăn trước khi cho ăn hoặc cho ăn trực tiếp.



* Công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp cho gà thịt:
 
I. Gà thịt lông trắng      
Tuổi gà (ngày) Đơn vị 1 - 21 22 - 42
(xuất bán)
-
Đậm đặc cho gà thịt (45% protein thô) % 35 31 -
Cám gạo loại I % 8 12 -
Bột ngô % 57 57 -
Tổng số % 100 100 -
II. Gà thịt lông màu      
Tuổi gà (ngày)   1 - 21 22 - 49 50 – xuất bán
Đậm đặc cho gà thịt (45% protein thô) % 35 31 28
Cám gạo loại I % 8 12 15
Bột ngô % 57 57 57
Tổng số % 100 100 100



* Công thức phối trộn thức ăn hỗn hợp cho vịt:
 
Giai đoạn Vịt con Vịt giò, vịt thịt Vịt đẻ
Tên nguyên liệu Tỷ lệ trộn theo % khối lượng
Bột ngô 40-50 40-50 40-50
Cám gạo 20-30 20-30 25-35
Khô dầu 18 15 18
Bột cá/Bột đầu tôm 10 10 5-7
Bột xương/Vỏ cứng 2 - -
Bột xương - - 2
Vitamin A,D,E, Premix khoáng 1 1 1

Yêu cầu chung khi phối trộn thức ăn hỗn hợp:
- Phải có ít nhất ba loại nguyên liệu thức ăn trở lên. Càng có nhiều loại nguyên liệu trong thành phần càng tốt, nên tận dụng tối đa nguyện liệu sẵn tại địa phương.
- Các nguyên liệu đem phối trộn phải đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mới, khô, không hấp hơi hoặc vón cục, không ôi, mốc và không có mùi lạ.
- Trước khi phối trộn các nguyên liệu thức ăn phải có kích cỡ thích hợp. Khối lượng nguyên liệu đem phối trộn phải phù hợp với nhu cầu sử dụng, tránh giảm chất lượng thức ăn do phải bảo quản lâu.
- Thức ăn trộn xong, cho vật nuôi ăn không quá 1 tuần.
- Thức ăn phối trộn phải được bảo quản tốt, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bị mưa hắt, ẩm ướt hay nắng chiếu trực tiếp, phòng chống chuột cắn phá.

 

Tác giả bài viết: Lê Thị Duy Đính - Trung tâm Khuyến nông

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây