vịt biển - 3 năm tại Phú Yên

Thứ hai - 06/06/2022 22:16
Tổng đàn gia cầm toàn tỉnh Phú Yên hiện có hơn 4,5 triệu con trong đó có khoảng 50% là con vịt. Chăn nuôi gia cầm nói chung và nuôi vịt nói riêng đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm và cung cấp một lượng lớn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho người tiêu dùng.   
Nhưng việc chăn nuôi vịt trong tỉnh vẫn còn một số hạn chế: phần lớn việc chăn nuôi còn nhỏ lẻ mang tính tự phát, vẫn còn nhiều nông hộ chăn nuôi vịt theo phương thức chăn thả tự do không kiểm soát, các nông hộ chăn nuôi vịt chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, tận dụng nguồn thức ăn địa phương, ít áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, hoặc áp dụng không đồng bộ dẫn tới kết quả năng suất thấp và không ổn định. Việc thực hiện các khâu an toàn sinh học chưa được chú trọng, 5 phương thức nuôi nhốt có kiểm soát mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành nhưng nhiều nơi, nhiều hộ vẫn chưa áp dụng. Trong tỉnh hiện chưa có doanh nghiệp, công ty đầu tư vào lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm chăn nuôi.

image001 1
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kiểm tra mô hình

Nhằm đưa về một đối tượng vật nuôi thủy cầm mới, từ nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Dự án “Phát triển mô hình chăn nuôi vịt biển đảm bảo an toàn sinh học” do Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên thực hiện, phối hợp với Trung tâm khuyến nông Phú Yên đã triển khai tại tỉnh Phú Yên trong 03 năm từ 2020-2022.

Vịt biển là giống vịt kiêm dụng có khối lượng cơ thể từ 2,7 - 3,0 kg (ở 60 ngày tuổi), chất lượng thịt thơm ngon, có thể nuôi theo nhiều phương thức khác nhau. Vịt có khả năng thích nghi tốt cho tất cả nguồn nước mặn, lợ, ngọt và sản xuất tốt trong điều kiện chăn nuôi và khí hậu của nước ta, có thể sử dụng thức ăn là các phụ phẩm nông nghiệp, thích hợp phương thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, tận dụng đều mang lại hiệu quả cao. Là giống vịt có khả năng chịu đựng và đề kháng tốt với bệnh dịch, do có thể nuôi được cả những vùng nước lợ, nước mặn nên có thể chuyển giao và nhân rộng con vịt biển cho các địa phương ven biển, ngoài đảo, các vùng đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu bởi hiện tượng xâm nhập mặn. 

image002
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra mô hình


Năm 2020, dự án “Phát triển mô hình chăn nuôi vịt biển đảm bảo an toàn sinh học” triển khai đầu tiên trên địa bàn xã An Thạch,, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên cho 10 hộ nông dân, dự án đã chuyển giao 3.400 con vịt biển thương phẩm 1 ngày tuổi đến tận tay các hộ nông dân tham gia mô hình. Tiếp tục trong 2 năm 2021- 2022, mặc dù gặp những biến động bất lợi từ dịch Covid bùng phát nhưng mỗi năm dự án vẫn triển khai quy mô 5.300 con vịt biển thương phẩm cho 10 hộ tham gia/năm: năm 2021 triển khai tại xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, và năm 2022 triển khai tại xã Hòa Tân Đông, thị xã Đông Hòa. Qua 3 năm theo dõi nhận thấy tỷ lệ nuôi sống bình quân của vịt biển ở Phú Yên khoảng 96,5%; khối lượng cơ thể trung bình 08 tuần tuổi 2.7 kg/con; lãi bình quân 8.000 đến 10.000 đồng/con. Việc tiêu tốn thức ăn trung bình trên kg tăng khối lượng thấp chỉ 2,56 kg do vịt có khả năng kiếm thêm mồi tự nhiên rất tốt vì vậy tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn của địa phương, góp phần giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi. Đặc biệt trong hai năm 2021 và 2022 đã cấp cho hai hộ đạt theo tiêu chuẩn VietGAHP. 

Một kinh nghiệm rút ra từ việc triển khai dự án 3 năm ở Phú Yên là: cần lựa chọn thời điểm nuôi thích hợp để khi kết thúc chu kỳ nuôi bán sản phẩm được giá cao hơn.

66ce8aef5202925ccb13

Việc triển khai Dự án “Phát triển mô hình chăn nuôi vịt biển đảm bảo an toàn sinh học” đã góp phần đa dạng hóa vật nuôi thủy cầm ở Phú Yên. Từ việc xây dựng mô hình, việc tổ chức các lớp tập huấn, tham quan đã giúp cho người chăn nuôi thay đổi cách nghĩ trong sản xuất, nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, tạo nên thói quen chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tạo tiền đề cho chăn nuôi vịt theo phương thức thâm canh, sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững. Như vậy, sau khi hết thời gian dự án các hộ đã có một nguồn vốn nhất định, đồng thời đã được trang bị các kiến thức về chăn nuôi và tự quay vòng vốn trong các năm tiếp theo. 

0b3f82b95b549b0ac245
Mô hình nuôi vịt biển tại huyện Tuy An năm 2020

Một số hộ tham gia Dự án đã có hướng du nhập con vịt biển bố mẹ về nuôi sinh sản. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Hòa nhận thấy việc triển khai con vịt biển mang lại hiệu quả kinh tế nên đã quyết định du nhập 5.000 con vịt biển từ nguồn vốn ngân sách huyện để nhân rộng trên địa bàn huyện. “Lúa gặt rồi còn lại rơm thơm ...”
 
f9b15a3c19d6d98880c7Mô hình nuôi vịt biển tại thị xã Đông Hòa năm 2022


8510b8cffd253d7b6434Mô hình nuôi vịt biển tại thị xã Đông Hòa năm 2022

Tác giả bài viết: Huỳnh Văn Viên - Trung tâm Khuyến nông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây