Phòng bệnh cho vật nuôi sau mưa lũ

Thứ tư - 15/12/2021 23:04
Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa to và kéo dài liên tục, cộng với việc xả lũ của các công trình thuỷ điện khiến cho mực nước các con sông và hồ liên tục dâng cao, gây ngập úng các vùng thấp trũng
rất nhiều gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, bị chết, làm thiệt hại nặng nề về tài sản và ảnh hưởng nghiệm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Chỉ tính riêng về chăn nuôi, số gia súc chết cuốn trôi là 2.888 con, số gia cầm bị thiệt hại cuốn trôi là 233.121 con.

Sau lũ, là tình trạng xác gia súc, gia cầm bị phân huỷ, các loại rác tràn về, khí hậu ẩm ướt và điều kiện thời tiết còn diễn biến phức tạp, đây là nguy cơ rất lớn gây bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm là rất cao.

Vì vậy, công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm sau mưa lũ cũng là một trong những việc mà các chính quyền địa phương, các ngành chức năng và chính những người chăn nuôi phải hết sức quan tâm, khắc phục nhanh chóng để hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi.
 
image003Tiêu độc, khử trùng vùng chăn nuôi sau mưa lũ - Ảnh minh họa
 

Sau mưa lũ, người chăn nuôi cần thực hiện ngay những công việc:
- Trước hết, cần dọn dẹp sạch môi trường tại khu chuồng nuôi, thu gom xác động vật chết để xử lý đúng quy định, tẩy uế và phun tiêu độc khử trùng toàn bộ. Nên chọn những loại thuốc sát trùng có hoạt phổ rộng, tác dụng kéo dài như Biokon, Chloramine B, Benkocid, HanIodine, vôi bột…

- Gia cố lại chuồng trại, khơi thông cống rãnh để khu vực chuồng nuôi khô ráo, chắc chắn trước khi đưa gia súc, gia cầm vào nuôi.

- Kiểm tra lại nguồn thức ăn cho vật nuôi, tránh để vật nuôi ăn phải thức ăn ẩm mốc hay bị ô nhiễm. Cho vật nuôi uống nước sạch, bổ sung Vitamin để tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm có thể dùng Chloramin-B, T để khử trùng trước khi cho vật nuôi uống.

image002 2
Vệ sinh chuồng trại sau mưa lũ - Ảnh minh họa

- Thường xuyên kiểm tra và theo dõi sức khoẻ vật nuôi để kịp thời phát hiện sớm những bất thường trên đàn gia súc, gia cầm như uể oải, ủ rũ, kém ăn; tình trạng sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm. Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường. Khi nghi ngờ gia súc, gia cầm mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, tai xanh, dịch tả heo, phải báo ngay cho cơ quan thú y hoặc chính quyền địa phương gần nhất  để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh lây lan, bùng phát dịch bệnh.

- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi và hạn chế dịch bệnh.

Và để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ, người chăn nuôi ở các vùng thấp trũng cần có kế hoạch chuẩn bị trước mùa mưa bão, như dự trữ thức ăn cho vật nuôi và bảo quản ở những nơi cao trên mức ngập lụt hàng năm; chuồng trại cần gia cố chắc chắn, làm nền cao hơn mực nước dâng, nếu có điều kiện có thể làm chuồng tầng, khi cần thiết sẽ di chuyển gia súc gia cầm lên tầng cao để tránh nước lũ hàng năm.
 

Tác giả bài viết: Lưu Thị Bích Ngọc - Trạm KN huyện Sông Hinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây